Sứ điệp của ĐHY Luis Antonio Tagle – Chủ tịch Caritas Quốc tế cho Caritas về thông điệp Laudato Sí

Sứ điệp của ĐHY Luis Antonio Tagle – Chủ tịch Caritas Quốc tế cho Caritas về thông điệp Laudato Sí

Sứ điệp của ĐHY Luis Antonio Tagle – Chủ tịch Caritas Quốc tế cho Caritas về thông điệp Laudato Sí


Các bạn Caritas thân mến,

Tại một vài nơi trên thế giới, các trẻ em được sinh ra, lớn lên và người lớn thì đối mặt với cái chết, làm việc trong môi trường rác thải độc hại do con người thải. Tại một số nơi khác, con người sống trong sự căng thẳng giữa lụt lội hoặc hạn hán và bất công nghiêm trọng. Lại có những nơi đời sống bị bóp nghẹt ngay từ lúc ban đầu. Đó không phải là kế hoạch của Thiên Chúa cho nhân loại và trái đất.

Cuộc sống thay đổi quá nhanh khiến cho nhiều người đang bị mất phương hướng. Cuộc sống càng thay đổi, chúng ta càng tiêu thụ, chúng ta càng lãng phí và càng xa Thiên Chúa và người nghèo. Sự tiêu thụ quá mức này dẫn đến một sự nặng nề - không chỉ về thể chất mà còn tinh thần. Chúng ta thu thập rất nhiều thứ vào đầu chúng ta và sống như thể là chỉ cần có thêm một tư tưởng hoặc thực tế hay trách nhiệm nào đều nhấn chìm chúng ta trong trạng thái mệt mỏi.

Trong tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi mỗi người chúng ta đảm nhận sứ mệnh cứu lấy hành tinh này, duy trì mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và gia đình nhân loại. Ngài nhắc nhớ chúng ta “Hãy lấy rác ra khỏi cuộc sống của chúng ta" và làm sạch nó khỏi đời sống những người khác, như vậy chúng ta có thể sống như một gia đình nhân loại trong nhân phẩm và trong sự hiệp nhất.

Trong thông điệp Laudato Si', Đức Thánh Cha đặt ra một con đường của "sự hoán cải sinh thái" toàn cầu. Tôi muốn lặp lại lời mời gọi này với toàn bộ gia đình Caritas và mời các bạn đón nhận tầm nhìn chiến lược của Caritas "Một  gia đình nhân loại, chăm sóc cho Sáng Tạo".

Trong Laudato Si', Đức Giáo Hoàng nhắc chúng ta thay thế tiêu thụ bằng cảm thức hy sinh, thay tham lam ích kỷ bằng lòng quảng đại, và thay sự lãng phí bằng tinh thần chia sẻ. Chúng ta phải "trao ban chứ không phải chỉ đơn giản là bỏ cuộc". Chúng ta được mời gọi để giải phóng mình khỏi tất cả những gì là nặng nề, tiêu cực và lãng phí để tham gia vào cuộc đối thoại với gia đình toàn cầu của chúng ta.

Điều này đòi hỏi một quá trình tương giao phổ quát và lắng nghe trong sự thật, một cuộc xét mình toàn cầu về lương tâm, một sự công nhận thất bại toàn cầu, cảm giác tội lỗi và quyết tâm của toàn cầu để chỉnh đốn những tác hại đã gây ra. Chúng ta cần phải phục hồi chân trời của quà tặng và ân sủng trong đó mỗi sinh vật tìm thấy vị trí của nó. Chúng ta cần phải nhìn thấy ơn gọi của con người để sống với gia đình sáng tạo như những người quản lý chứ không phải là ông chủ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải năng động, định hướng và sáng tạo nhưng không bao giờ độc đoán và lạm dụng.

Trong Caritas, tôi đã chứng kiến sức mạnh của tình yêu năng động qua những hoạt động ở giữa cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu này. Các nhân viên Caritas xây dựng những nhịp cầu liên đới với những người đang sống ở những nơi đầy rác rưởi. Họ củng cố phẩm giá của những người nghèo đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Tình nguyện viên Caritas đi cùng mọi người trên toàn thế giới trong nỗ lực xây dựng cuộc sống và gia đình của họ và gửi con cái đến trường.

Caritas là Lời hằng sống của Thiên Chúa trong các cộng đồng nghèo của thế giới. Nó là một dòng sông chảy tự do của tình yêu và hy vọng, nó nuôi dưỡng và có một sức mạnh tự nhiên rất lớn để mang lại thay đổi.

Là Caritas và là thành viên của gia đình nhân loại, tất cả chúng ta có một vai trò trong cuộc cách mạng sinh thái này mà Đức Giáo Hoàng đã mời gọi. Chúng ta phải tăng cường các mối quan hệ giữa các tổ chức của chúng ta để làm việc với nhau tốt hơn. Bằng cách tổng hợp các nguồn lực của chúng ta, chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau, chúng ta cho thấy rằng mọi người thành tâm thiện chí có thể cùng nhau khôi phục niềm hy vọng.

Chúng ta phải sử dụng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện những hoạt động “táo bạo” cho phép bản thân mình và bất kỳ thành viên nào của xã hội có thể bắt tay vào thay đổi lối sống cần thiết cho việc hoán cải cá nhân. Chúng ta phải suy nghĩ lâu dài và khó khăn xem làm thế nào đảm bảo rằng thông điệp này đạt đến những thái cực của xã hội: những người nghèo nhất đang chịu đựng oan ức vì sự lựa chọn của người khác, và các tầng lớp những người có quyền lực lớn mang lại thay đổi toàn cầu và không trốn tránh trách nhiệm này.

Nhiều xác định của các hội đồng Giám mục từ khắp nơi trên thế giới trong Thông điệp cho thấy các Giáo Hội địa phương đã quan tâm đến vấn đề sinh thái trong những năm này. Chúng ta cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập hợp những tiếng nói này lại với nhau thành một "điệp khúc" của lời khen ngợi, kêu xin và mời gọi.

Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội, đặc biệt là các giám mục Caritas có một vai trò lớn trong việc giúp cho mọi người ôm ấp thông điệp của Đức Thánh Cha 'bằng cách thúc đẩy một linh đạo Kitô giáo của sự toàn vẹn sinh thái. Một linh đạo như thế bao gồm sự phục hồi của ánh nhìn chiêm niệm, giúp nhận ra và trân trọng vẻ đẹp của tạo vật.

Chúng ta cần phải hình thành một linh đạo mời gọi các chính trị gia, doanh nhân, nghệ sĩ, nhà giáo dục, nhà khoa học và các nhà xây dựng cùng nhau làm việc vì lợi ích chung, tôn trọng phẩm giá của mỗi người, đặc biệt là của người nghèo và dễ bị tổn thương nhất.

Tình yêu của Thiên Chúa là động lực cơ bản trong mọi tạo vật. Caritas là một biểu hiện của tình yêu đó, một tình yêu làm cho "sự nóng lên toàn cầu" biến thành sự ấm lên trên toàn thế giới trong trái tim của chúng ta dành cho người nghèo.

Thân ái trong Chúa Kitô,

ĐHY Luis Antonio Tagle